1. Giới thiệu về nhân sâm Hàn Quốc
Nhân sâm là loài thảo dược quý hiếm và rất khó trồng, là một vị thuốc quý của y học cổ truyền. Nhân sâm là một trong bốn loại thuốc quý (Sâm – Nhung - Quế - Phụ) của Đông Y từ hàng ngàn năm trước.
Nhân sâm, trong tiếng Hàn còn được gọi là "insam," là một trong bốn loại thuốc quý được liệt kê trong danh mục Sâm – Nhung - Quế - Phụ. Theo truyền thuyết, việc trồng và sử dụng nhân sâm đã được ghi nhận từ khoảng 1500 năm trước trên núi Geumsan. Về sau, việc trồng nhân sâm đã mở rộng xuống các khu vực sườn núi và chân núi, và ngày nay, với sự tiến bộ trong khoa học và công nghệ kỹ thuật, nhân sâm Hàn Quốc đã trở thành một loại cây thảo dược quý có giá trị y học và dinh dưỡng vô cùng cao.
Nhân sâm là một trong bốn loại thuốc quý Sâm – Nhung - Quế - Phụ
Tuy nhân sâm có thể được trồng trên nhiều cánh đồng khác nhau, nhưng nhân sâm có chất lượng tốt nhất vẫn thường được tìm thấy ở Geumsan. Vùng này đặc trưng bởi sự chiếm lĩnh của núi, chiếm tới 2/3 diện tích tổng, cùng với khí hậu trong lành và đất đai màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và chất lượng tối ưu của nhân sâm tại Hàn Quốc.
Trong nhân sâm Hàn Quốc, các thành phần dưỡng chất nổi bật nhất bao gồm Ginsenoside và Saponin. Đáng chú ý, Ginsenoside chỉ được tìm thấy trong nhân sâm và không xuất hiện trong bất kỳ loại thực vật nào khác. Ngoài ra, trong số các Ginsenoside, có những loại cực kỳ hiếm như Rg3 và Rh2, đã được nghiên cứu khoa học và chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, sự sinh lực và có vai trò hỗ trợ trong điều trị khối u. [1]
2. Nhân sâm và sự xuất hiện của ginsenosides và saponin
Các nhà khoa học đã tìm hiểu và phân tích, trong nhân sâm có 2 nhóm chính là Saponins và nhóm khác saponin, nhóm saponin có trong sâm Hàn Quốc được gọi riêng là ginsenosides để phân biệt với các saponin ở các loại thảo dược khác.
Nếu nhân sâm tươi chứa lượng Saponin không có nổi bật thì thông qua quá trình chế biến thành hồng sâm sẽ có lượng Saponin tăng lên gấp nhiều lần. Đồng thời, quá trình này cũng giúp xuất hiện thêm nhiều Ginsenoside quý hiếm. Vì thế, so với sâm tươi thì hồng sâm đã qua chế biến an toàn và có giá trị dinh dưỡng, y học cao hơn.
Quá trình chế biến hồng sâm giúp lượng Saponin trong hồng sâm tăng lên gấp nhiều lần
Các nghiên cứu đã một lần nữa thể hiện rằng Ginsenosides, một thành phần quý có trong nhân sâm, có tác động đa chiều đối với nhiều hệ thống quan trọng trong cơ thể con người, bao gồm hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống nội tiết, hệ thống miễn dịch và quá trình trao đổi chất. Sự hiệu quả của Ginsenosides trong việc điều hòa các chức năng cơ bản của cơ thể là đáng chú ý.Một khi được hấp thụ vào cơ thể, Saponin trong nhân sâm đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch các mạch máu và cơ quan nội tạng khác, mở ra tiềm năng hỗ trợ cho sự cải thiện của tình trạng sức khỏe tổng thể.[2]
3. Cấu trúc và tính chất của Saponin và Ginsenosides trong nhân sâm
3.1 Saponin
Saponin là một thành phần phổ biến trong tự nhiên và có ứng dụng đa dạng trong cuộc sống. Tên gốc Latin "sapo" có nghĩa là xà phòng, và từ "saponin" thường được sử dụng để chỉ các hợp chất có khả năng tạo bọt và hoạt động như chất tẩy rửa. Saponin có thể được phân loại dựa trên cấu trúc hoá học thành hai loại chính: saponin triterpenoid và saponin steroid.
Khi saponin hòa tan trong nước, nó làm giảm sức căng bề mặt của nước, dẫn đến hiện tượng tạo bọt. Saponin được tìm thấy rộng rãi trong nhiều loại thảo dược và cũng tồn tại trong một số loài động vật, như "nọc rắn" trong trường hợp này. Tự nhiên đã phát triển saponin để góp phần vào cơ chế tự vệ của các chủ thể. Ở thực vật, saponin có vai trò trong việc chống lại vi khuẩn và nấm mốc, đối phó với các tác nhân bất lợi của môi trường. Trong động vật, saponin thường được sử dụng trong các cơ chế tự vệ, ví dụ như trong nọc rắn.
Saponin là nhóm phức hợp có khả năng xà phòng hóa như tẩy rửa
Thành phần và tác dụng đặc trưng của các loại Saponin [2]:
- Saponin Ro: Có tác dụng phân giải rượ u qua đó chống viêm gan và phục hồi hư tổn gan.
- Saponin Rb1: Có thể kiềm chế hệ thống thần kinh trung ương vì vậy mà làm dịu cơn đau, khả năng bảo vệ tế bào gan.
- Saponin Rb2: Ngăn ngừa hạn chế bệnh về đường, phòng chống xơ cứng gan, và đẩy nhanh khả năng hấp thụ của tế bào gan.
- Saponin Rc: Làm dịu cơn đau, mặt khác làm tăng tốc độ tổng hợp protein.
- Saponin Rd: Tác dụng đẩy nhanh hoạt động của vỏ tuyến thượng thận.
- Saponin Re: Giúp bảo vệ gan rất tốt đặc biệt là khả năng làm tăng tốc độ tổng hợp của các tế bào tủy.
- Saponin Rf: Làm dịu cơn đau trong các tế bào não.
- Saponin Rg1: Nâng cao tập trung hệ thần kinh và chống mệt mỏi, stress
- Saponin Rg2: Hạn chế sự gắn kết các tiểu cầu máu, phục hồi trí nhớ.
- Saponin Rg3: Hạn chế quá trình phát triển u và bảo vệ gan.
- Saponin Rh1: Bảo vệ gan,hạn chế khối u, ngăn chặn gắn kết tiểu cầu máu.
- Saponin Rh2: Ức chế các tế bào u bướu và hạn chế khối u phát triển.
3.2 Ginsenoside
Nhắc đến nhân sâm, một trong những loại thảo dược có chứa rất nhiều saponin nhưng ở đây saponin trong nhân sâm có nhiều sự khác biệt và nhiều loại không có ở các thực vật khác nên các nhà khoa học gọi riêng saponin trong nhân sâm là ginsenosides.
Hầu hết các Ginsenoside được xếp vào nhóm thành viên của gia đình họ Dammarane. Các Ginsenosides dammarane có cấu trúc 4 vòng, giống như cấu trúc của steroid. Mỗi Ginsenosides sẽ liên kết với ít nhất 2 – 3 nhóm hydroxyl ở vị trí carbon-3,-20 hoặc vị trí carbon -3, -6 và -20 tương ứng. Có một loại Ginsenosides là thành viên của gia đình họ Oleanane là pentacylic. Loại này có cấu trúc khung carbon 5 vòng.
Cấu trúc của loại Ginsenoside Rd
Các ginsenosides có trong nhân sâm mang lại lợi ích quan trọng cho sức khỏe con người bằng cách thúc đẩy hệ thống miễn dịch, giảm tác động của quá trình oxy hóa và ngăn chặn sự tấn công của nhiều virus độc hại. Kết quả của hơn 2000 năm sử dụng thực tế đã chứng minh rằng nhân sâm có khả năng kéo dài tuổi thọ của con người bằng cách đối phó hiệu quả với các tác nhân gây bệnh.
Khi bàn về ginsenosides chúng ta thường để ý số lượng mà quên đi rằng không phải loại ginsenosides nào cũng hiệu quả và cần thiết là quan trọng nhất, một củ sâm chất lượng là củ sâm có các ginsenosides quan trọng như Rb1 Rg1 Rg3 hàm lượng cao
4. Ứng dụng của Saponin và Ginsenosides trong nhân sâm Hàn Quốc
4.1 Y học truyền thống và hiện đại
Saponin trong nhân sâm hay còn gọi ginsenosides thường tập trung nhiều ở vỏ. Rễ phụ của hồng sâm Hàn Quốc có chứa nhiều Ginsenosides hơn củ, nhưng lại có giá rẻ hơn nhiều, chủ yếu do tâm lý con người nghĩ cái gì to sẽ tốt hơn. Tuổi của sâm ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng saponin.
Trong y học cổ truyền, nhân sâm thường được ứng dụng như một vị thuốc quý giúp cải thiện sức khỏe cho người thể lực yếu kém, bệnh tật lâu khỏi, cơ thể suy nhược. Nhân sâm có thể được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với một số thảo dược khác với liều lượng phù hợp để tăng công dụng và đẩy nhanh thời gian khỏi bệnh.
Ngày nay, giữa xã hội bận rộn, nhu cầu sử dụng nhân sâm của con người cũng tăng lên. Tuy nhiên, họ lại không có thời gian để chế biến hoặc tìm mua nhân sâm tươi từ Hàn Quốc. Do đó, các nhà sản xuất đã tập trung nghiên cứu để sản xuất ra các chế phẩm từ nhân sâm, trong đó nổi bật nhất là hồng sâm Hàn Quốc. Người dùng có nhiều sự lựa chọn như: nước sâm, viên sâm, cao sâm, sâm tẩm mật ong, bột sâm,... để sử dụng thường xuyên hoặc làm quà tặng sức khỏe.
Y học hiện đại đã nghiên cứu chế biến nhân sâm thành nhiều dạng tiện lợi, dễ dùng
4.2 Lợi ích cho sức khỏe
Ngăn chặn tắc nghẽn mạch máu và hỗ trợ loại bỏ cholesterol xấu: Nhân sâm đã được xác định có khả năng ngăn chặn tắc nghẽn mạch máu ở người trung niên và người cao tuổi bằng cách giúp đào thải cholesterol xấu khỏi hệ thống cơ thể.
Tối ưu hóa quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa: Thành phần trong nhân sâm được tìm thấy có khả năng tăng cường quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và cải thiện quá trình tiêu hóa, giúp người dùng có trải nghiệm ăn ngon miệng và chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Chống viêm, chống oxy hóa và ngăn ngừa tế bào u bướu ác tính: Nhân sâm chứa các hợp chất có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, và tham gia vào quá trình ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào u ác tính.
Khôi phục và cải thiện sự trao đổi chất: Nhân sâm đã được xác định là có khả năng khôi phục các enzym trong tế bào và cải thiện quá trình trao đổi chất, đồng thời hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch tổng thể.
Tăng cường năng lượng và sinh lực: Sử dụng nhân sâm có thể giúp tăng cường năng lượng, cải thiện tình trạng thể lực, giảm mệt mỏi, và cải thiện trí nhớ cũng như khả năng tập trung.
Duy trì ổn định nồng độ nội tiết tố cho cả nam và nữ: Nhân sâm có khả năng ổn định nồng độ nội tiết tố, giúp duy trì sự hạnh phúc trong mối quan hệ gia đình và cải thiện sức khỏe sinh sản.
Điều hòa đường huyết và phòng ngừa tiểu đường: Nhân sâm có khả năng ổn định đường huyết và giúp phòng ngừa tiểu đường. [4]
Hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa da và cải thiện sức kháng của da: Các thành phần trong nhân sâm có khả năng hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa da và cải thiện vấn đề liên quan đến sức kháng của da.
5. Những hướng nghiên cứu tương lai về Saponin và Ginsenoside
Nhờ khoa học hiện đại các saponin trong nhân sâm Hàn quốc đã được chiết tách cô lập và phân tích công dụng riêng, cho đến nay công việc nghiên cứu này vẫn đang được tiến hành.
Panax Ginseng C.A.Meyer là tên gọi của sâm Hàn Quốc và được đặt theo người phát hiện C.A.Meyer trong đó Panax là tên Hy Lạp có nghĩa là chữa được mọi thứ. Đa phần các loại thảo dược lâu năm đều có chứa saponin để giúp chúng đề kháng với các tác nhân có hại của môi trường, việc nghiên cứu ứng dụng các hợp chất này vào chăm sóc sức khỏe con người là xu hướng của tương lai.
Cao hồng sâm là sản phẩm chế biến từ nhân sâm chứa
hàm lượng Saponin và Ginsenoside rất cao
Từ những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của Saponin và Ginsenoside, chúng ta cũng có thể dễ hiểu tại sao nhân sâm Hàn Quốc lại được nhiều người ưa chuộng sử dụng đến như vậy.
Hiện nay, hồng sâm và hắc sâm Hàn Quốc là những sản phẩm chứa hàm lượng Saponin và Ginsenoside cao nhất trên thị trường. Để được tư vấn thêm về các sản phẩm này, Quý khách có thể liên hệ website Sieuthithinhphat.com hoặc hotline 0907799988 (điện thoại/ zalo).
Tài liệu tham khảo:
[1] Nhà thuốc Long Châu
[2] Wang, F., Park, J.-S., Ma, Y., Ma, H., Lee, Y.-J., Lee, G.-R., Yoo, H.-S., Hong, J.-T. và Roh, Y.-S. (2021). Ginseng Saponin Enriched in Rh1 and Rg2 Ameliorates Nonalcoholic Fatty Liver Disease by Inhibiting Inflammasome Activation. Nutrients, 13(3), 856. https://doi.org/10.3390/nu13030856i
[3] Davoud Mohammad Rezaei, 2020. Effect of Different Levels of Saponin on Growth Performance and Food Efficiency in Convict Cichlid (Amatitlania nigrofasciata). Journal of Fisheries and Aquatic Science, 15: 22-26.
[4] Tạp chí Journal of Ethnopharmacology 2012
Viết đánh giá