Suy Thận Có Uống Sâm Được Không? Những Thực Phẩm Khuyên Dùng Cho Người Thận Yếu

Từ xa xưa, nhân sâm đã được xem là vị thảo dược quý, có tác dụng đại bổ trong việc tăng cường thể lực, hỗ trợ lưu thông khí huyết và phòng ngừa nhiều loại bệnh. Tuy tốt cho sức khỏe nhưng liệu người bị suy thận có uống sâm được không? Hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm được khuyên dùng cho người thận yếu qua bài viết này nhé!
Suy thận có uống sâm được không?
 

1. Suy thận là bệnh gì, nguyên nhân do đâu?

Một người được chẩn đoán bị suy thận khi chức năng thận của họ suy yếu dần, làm giảm khả năng lọc máu, khiến các độc tố trong máu không thể thải ra ngoài và bị tồn đọng. Các chuyên gia đã chia suy thận thành 2 loại là suy thận cấp và suy thận mạn.

Có ba cơ chế chính gây ra suy thận cấp là: thiếu lưu lượng máu đến thận, các bệnh lý tại thận và tắc nghẽn nước tiểu. Nguyên nhân thường gặp bao gồm: chấn thương gây mất máu, mất nước, phì đại tuyến tiền liệt, tổn thương thận từ nhiễm trùng huyết, tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc, biến chứng trong thai kỳ [1].

Suy thận là trường hợp chức năng hoạt động của thận bị suy giảm dần, khiến các độc tố tích tụ trong cơ thể và sinh ra bệnh tật

Suy thận là trường hợp chức năng hoạt động của thận bị suy giảm dần, khiến các độc tố tích tụ trong cơ thể và sinh ra bệnh tật

Trong khi đó, có rất nhiều nguyên nhân gây suy thận mạn, thường gặp nhất là đái tháo đường và tăng huyết áp. Ngoài ra, còn có một số lý do khác như: nhiễm độc trong thời gian kéo dài, bệnh thận bẩm sinh và di truyền (thận đa nang, loạn sản thận, hội chứng ALport), bệnh tự miễn (như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì),...

Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên những bệnh nhân suy thận có thể lựa chọn phương pháp điều trị bằng cách kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Cách hiệu quả là kết hợp các bài thuốc, thảo dược từ thiên nhiên nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các biến chứng của bệnh. 

2. Suy thận có uống sâm được không?

Nhân sâm thuộc một trong bốn loại thuốc quý của Đông Y từ hàng nghìn năm về trước gồm sâm, nhung, quế, phụ. Ngày xưa, nó chỉ được sử dụng để cải thiện sức khỏe cho các tầng lớp Vua chúa, quý tộc.

Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh rằng nhân sâm có công dụng tích cực trong việc tăng cường sức khỏe[2], bảo vệ cơ thể, giảm thiểu căng thẳng, kháng viêm, làm chậm lão hóa và tăng cường sức đề kháng. Vậy liệu người bị suy thận có uống được nhân sâm không?

Theo các tài liệu được công bố, trong nhân sâm, nhất là chế phẩm của nó là hồng sâm có chứa đến 34 loại Ginsenoside quý giá. Trong khi đó, Ginsenoside có tác dụng hỗ trợ giảm lượng cholesterol xấu trong máu, bảo vệ và ngăn ngừa các nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. 

Ngoài ra, dùng sâm thường xuyên còn giúp chống viêm cho cơ thể cực tốt. Đồng thời, thảo dược này cũng giúp ức chế kích hoạt các chất làm tắc mạch máu, hỗ trợ làm giảm nguy cơ nhồi máu não. Nhờ đó, nhân sâm thúc đẩy hoạt chất acetylcholine, giúp cải thiện trí nhớ đối với người bị biến chứng ở mạch máu. 

Về câu hỏi “Suy thận có nên uống nhân sâm?”, Các chuyên gia cho biết, người bị suy thận vẫn có thể sử dụng nhân sâm để bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.[3]  Lý do là vì khi sử dụng nhân sâm hàng ngày, người bệnh sẽ cải thiện được chức năng sinh l ý, đồng thời tăng cường và hồi phục chức năng thận. Đồng thời, sâm còn giúp bồi bổ để người bệnh khỏe mạnh hơn, tuần hoàn máu tốt hơn và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. [4]

Người bị suy thận có thể uống nhân sâm để bồi bổ sức khỏe và giảm các triệu chứng của bệnh

Người bị suy thận có thể uống nhân sâm để bồi bổ sức khỏe và giảm các triệu chứng của bệnh

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng sâm để cải thiện bệnh. Trong một số trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng, việc tự ý sử dụng nhân sâm  có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng nhằm tăng hiệu quả phục hồi sức khỏe.

3. Các trường hợp người suy thận không nên dùng nhân sâm

Mặc dù nhân sâm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và có thể sử dụng cho người bị suy thận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người suy thận được khuyến cáo không nên uống sâm Hàn Quốc. Cụ thể là:

  • Người bị suy thận, gan mật cấp tính: Nội tạng của nhóm người này thường khó lưu thông khí huyết và hấp thu dược chất bổ dưỡng. Trong khi đó, sâm lại có tác dụng hạ nhiệt, hạ đường huyết khiến khí càng tồn đọng khiến bệnh càng nặng hơn. 
  • Suy thận kèm xuất huyết nội tạng, viêm loét dạ dày: Nhân sâm có công dụng bồi bổ máu giúp máu lưu thông mạnh mẽ hơn. Do đó, khi bị xuất huyết nội tạng mà sử dụng sâm sẽ càng khiến máu lưu thông dữ dội, làm xuất huyết mạnh hơn. 
  • Bị suy thận trong khi cảm, sốt, trúng gió: Khi cơ thể cảm sốt sẽ tỏa nhiệt nhiều hơn. Lúc này, việc dùng sâm có thể khiến khí hư không thể thoát hết ra ngoài. Thậm chí, khí hư còn có thể xâm nhập ngược lại vào cơ thể, khó khai thông ra ngoài.
  • Người có huyết áp quá cao: Nếu sử dụng sâm với lượng lớn có thể gây tăng huyết áp hoặc ngược lại. Vì vậy, bạn nên cẩn thận khi sử dụng loại thảo dược này. 
  • Người suy thận là phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ em dưới 14 tuổi: Sử dụng nhân sâm trong lúc mang thai sẽ khiến trẻ dễ bị dị tật, băng huyết khi sinh. Trong quá trình cho con bú, mẹ cũng không nên sử dụng nhân sâm. Còn trẻ em uống sâm của người lớn có thể bị dậy thì sớm. 

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng nhân sâm

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng nhân sâm

4. Người bị suy thận nên uống sâm sao cho hiệu quả và an toàn?

Nếu bạn không thuộc những trường hợp kiêng dùng nhân sâm kể trên thì hầu hết càng trường hợp bị suy thận còn lại đều có thể uống sâm với liều lượng và thời gian hợp lý. Dưới đây là những bài thuốc bổ thận từ nhân sâm được gợi ý trên tạp chí SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG mà mọi người có thể tham khảo:

Bài 1: Nhân sâm 6g, nhung hươu 6g, nhục quế 6g, hoàng kỳ 30g, kỷ tử 10g, thục địa 10g, sơn thù nhục 10g, ba kích 10g, dương khởi thạch 10g, dâm dương hoắc 15g, cam thảo sao 3g. Nhân sâm và nhung hươu sấy khô tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g với nước ấm. Các vị thuốc khác sắc uống, chia làm 2 phần, uống trong ngày 

Bài 2: Nhân sâm 50g, nhung hươu 50g, thục địa 300g, quy bản 300g, hà thủ ô chế 200g, đỗ trọng 200g, tử hà xa 250g, dâm dương hoắc 100g. Tất cả sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g. Uống trước khi ăn. 

Bài 3: Nhân sâm 30g, bạch linh 30g, bạch thược 30g, nhục quế 30g, bạch truật 30g, ngũ gia bì 30g, cam thảo sao 15g, bào khương 6g. Tất cả sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g khi bụng đói với nước sắc đại táo 3 quả và gừng tươi 2 lát.

Bài 4: Nhân sâm 30g, viễn chí 60g, sinh toan táo nhân 60g, đương quy 60g, bạch thược 60g, bạch linh 120g, thỏ ty tử 120g, thạch xương bồ 50g, bạch truật 90g, hoài sơn 90g, thần khúc 90g, quất hồng 40g, sa nhân 75g, sài hồ 15g, cam thảo sao 10g. Tất cả sấy khô, tán bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g với nước ấm khi bụng đói. 

Bài 5: Nhân sâm, nhục quế, bạch thược, cam thảo sao, hoàng kỳ, đương quy, xuyên khung, bạch truật, bạch linh, thục địa, liều lượng mỗi vị như nhau. Tất cả đem sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 15g, chia làm hai lần khi bụng đói với nước sắc của 2 quả đại táo và 3 lát gừng tươi. 

Bạn có thể áp dụng một trong các bài thuốc cải thiện suy thận từ nhân sâm kể trên

Bạn có thể áp dụng một trong các bài thuốc cải thiện suy thận từ nhân sâm kể trên

Một lưu ý nhỏ là trong thời gian sử dụng những bài thuốc kể trên, mọi người nên theo dõi tình trạng diễn biến của sức khỏe và bệnh lý đang mắc phải. Điều này giúp người bệnh quyết định có nên dùng tiếp hay ngưng lại để tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ.

5. Những thực phẩm tốt mà người thận yếu nên bổ sung

Bên cạnh việc dùng thuốc hay thực phẩm bổ sung, chế độ dinh dưỡng cho người bị suy thận cũng là vấn đề cần được quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm tốt cho thận mà người bị thận yếu nên bổ sung thường xuyên:  

Rau củ:

  • Bắp cải: Giàu hàm lượng vitamin K, C, B và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ăn bắp cải thường xuyên bạn sẽ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó các độc tố sẽ ít tích lũy trong thận hơn.
  • Súp lơ: Là một loại thực phẩm có hàm lượng kali ít, rất phù hợp cho người bị suy thận. Indol, glucosinolate và thiocyanat trong súp lơ là các hợp chất giúp gan dung hòa các chất độc hại trong cơ thể. 
  • Ớt chuông đỏ: Đây là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nhưng lại ít kali. Ngoài ra, loại rau này còn giàu vitamin C và vitamin A. Hai loại vitamin này giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người bị suy thận. 

Trái cây:

  • Táo đỏ: Người bị suy thận có thể bổ sung loại quả này hàng ngày. Táo rất giàu pectin (duy trì cholesterol, đường huyết). Ngoài ra, loại quả này còn giúp chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào não khỏi tác dụng phụ của suy thận nhờ lượng vitamin C dồi dào. 
  • Việt quất: Chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin, mangan. Ngoài ra, việt quất còn chứa natri, kali, photpho nên người bị suy thận có thể sử dụng thường xuyên.
  • Dâu tây: Người bị suy thận nên bổ sung thêm dâu tây vào thực đơn của mình. Dâu tây chứa nhiều loại vitamin, chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa mạnh. Anthocyanin trong dâu tây có khả năng bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi các tổn thương tự do phát sinh, bao gồm cả khối u.

Dầu ô-liu:

Đây là nguồn cung cấp chất béo có lợi và được các chuyên gia khuyên dùng cho người bị bệnh thận. Dầu ô-liu có chứa các chất béo không bão hòa – chất có tính kháng viêm, ngăn chặn độc tố do quá trình viêm và oxy hóa gây ra. 

Động vật:

  • Lòng trắng trứng: Lòng đỏ trứng tuy bổ nhưng lại chứa khá nhiều photpho. Thay vào đó, người bị suy thận có thể ăn lòng trắng trứng vì nó chứa protein an toàn với thận. Người chạy thận nhân tạo có nhu cầu bổ sung protein cao, nên lòng trắng trứng là thức ăn thích hợp nhất.
  • Ức gà bỏ da: Ức gà tươi chứa rất ít các chất natri, kali, photpho hơn các loại thịt khác. Do đó, khi bị suy thận, người bệnh có thể ăn ức gà tươi thay cho các loại thịt khác.

Ngoài dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng giúp cải thiện hiệu quả suy thận

Ngoài dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng giúp cải thiện hiệu quả suy thận

6. Mua nhân sâm uy tín, chất lượng cho người suy thận ở đâu?

Hiện nay, nhân sâm tươi Hàn Quốc và các  chế phẩm từ nhân sâm như cao hồng sâm, viên hồng sâm, sâm tẩm mật ong, nước hồng sâm,... được bán khá phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, để mua được sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là điều khá khó khăn. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, bạn nên tham khảo các địa chỉ uy tín, được đánh giá có chất lượng tốt nhất. 

Siêu Thị Thịnh Phát là đại lý uy tín, chuyên phân phối nhân sâm và các chế phẩm từ sâm chính hãng trên toàn quốc. Cửa hàng luôn cam kết cung cấp sản phẩm chính hãng với chất lượng và mức giá tốt nhất đến tay khách hàng. 

Quý khách có thể đến trực tiếp cửa hàng trải nghiệm các sản phẩm cao cấp từ nhân sâm. Cách khác là quý khách có thể đặt hàng qua website hoặc liên hệ hotline 0907799988 (điện thoại/ zalo) để được tư vấn và phục vụ tận tâm. Chúng tôi sẽ giao hàng nhanh trong ngày tại nội ô TPHCM, từ 2-4 ngày với các tỉnh thành khác.

Siêu Thị Thịnh Phát là địa chỉ quen thuộc của những người yêu thích sâm Hàn Quốc

Siêu Thị Thịnh Phát là địa chỉ quen thuộc của những người yêu thích sâm Hàn Quốc

Hy vọng những thông tin mà Siêu Thị Thịnh Phát vừa chia sẻ có thể giúp mọi người trả lời được câu hỏi “Bị suy thận có uống sâm được không?”. Nhân sâm là thức quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng, nhưng hãy biết cách sử dụng đúng đối tượng, đúng phương pháp để luôn khỏe mạnh mọi người nhé!

Tài liệu tham khảo: Báo sức khỏe đời sống ( Bộ y tế )
[1] Vinmec - Suy thận: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
[2] Tạp chí Biochem. Pharmacol 1999, Viện y học quốc gia hoa kỳ ( Nih.gov )
[3] Nghiên cứu trên Tạp chí Journal of Ginseng Research rằng nhân sâm đã được chứng minh là có tác dụng tốt đối với chức năng thận.
[4] Tạp chí Translational Medicine công bố nhân sâm có thể giúp cải thiện chức năng thận ở những người mắc bệnh thận mãn tính.

  • Thịnh Phát - Mang Sản Phẩm Chăm Sóc Sức Khỏe Đến Tận Nhà Quý Khách
  • Thịnh Phát - Mang Sản Phẩm Chăm Sóc Sức Khỏe Đến Tận Nhà Quý Khách

Viết đánh giá

Đánh giá: