Ăn Yến Sào Có Kỵ Gì Không? Hướng dẫn Sử Dụng Yến Sào đúng cách

Yến sào không chỉ là “siêu thực phẩm” có hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, mà còn được yêu thích nhờ nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng yến sào, không ít người còn băn khoăn liệu có cần phải kiêng kỵ gì không? Hãy cùng tìm hiểu ăn yến sào có kỵ gì không và sai lầm sử dụng yến sào nhiều người mắc phải trong bài viết dưới đây.

Ăn Yến Sào Có Kiêng Kỵ Gì Không?

1. Yến sào - Món ăn bổ dưỡng quý giá dưỡng cho sức khỏe

Yến sào, một trong “bát trân” cùng với bào ngư, hải sâm, vây cá mập, đế chân voi và bàn tay gấu, thường xuất hiện tại các bữa tiệc hoàng gia.  Cho đến nay, yến sào vẫn là loại thực phẩm quý giá nhưng đã trở nên phổ biến và dễ mua, dễ dùng hơn.

Không phải tự nhiên người ta có từ "yến tiệc", vì yến sào luôn là món ngon đầu bảng dùng để để đãi khách trong các sự kiện lớn. Còn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thưởng thức yến sào thường xuyên là cách giúp phục hồi sức khỏe nhanh sau đau ốm, bồi bổ tăng thể lực cho người cao tuổi, người chịu nhiều áp lực công việc.

Yến Sào Cần Giờ. Từ Tổ Yến Đến Tổ Ấm

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng yến sào có nhiều tác dụng hữu ích, bao gồm cải thiện sức khỏe phổi và thận, tăng cường sức đề kháng, cũng như làm chậm quá trình lão hóa. Theo quan điểm Đông y, yến sào có vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, và bổ thận sinh tinh.

Ngoài ra, yến sào còn được sử dụng trong nhiều trường hợp như suy nhược cơ thể, viêm phế quản, ho khan, hen suyễn, và các vấn đề về tiêu hóa, yến sào được xem là một loại thuốc quý mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sự trẻ trung của cơ thể.

2. Ăn yến sào có kỵ gì không?

Yến sào được đánh giá là thực phẩm an toàn, dễ sử dụng và phù hợp với nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc sử dụng yến sào có thể không mang lại hiệu quả tối ưu, thậm chí gây ảnh hưởng không tốt cho người dùng.

Cụ thể là những người tỳ vị hư, cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng đi ngoài, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh hay có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt thì không nên ăn yến bởi lúc này, cơ thể chuyển hóa dưỡng chất rất kém, ăn yến vừa lãng phí lại khiến bệnh phát triển nặng thêm.

Không nên dùng yến sào khi đang cảm mạo, đau bụng, tiêu chảy

Một trong những lưu ý tổ yến kỵ khi dùng yến sào nữa mà bạn cần biết chính là không nên sử dụng yến sào trong thời điểm đang bị ho hay mắc bệnh quá nặng. Vì nếu dùng trong thời điểm này, các cơn ho có thể kéo dài hơn và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. 

Ngoài ra, phụ nữ đang trong ba tháng đầu thai kỳ cũng không nên ăn yến sào  vì trong giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm và việc ăn uống, bổ sung dinh dưỡng cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng. Trẻ em dưới 7 tháng tuổi cũng không nên dùng yến vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa phát triển toàn diện, khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm rất kém nên việc sử dụng yến sào là không cần thiết.

Phụ nữ mang thai có nên ăn yến sào?

3. Những sai lầm thường gặp khi chế biến yến sào 

Sai lầm khi ngâm tổ yến trong nước sôi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tổ yến rất nhạy cảm với nước sôi và nước nóng. Điều này khiến cho việc ngâm tổ yến trong nước sôi hoặc nước nóng dễ gây mất chất dinh dưỡng. Vì thế, chỉ nên ngâm tổ yến trong nước lạnh ở nhiệt độ bình thường để đảm bảo giữ trọn vẹn các dưỡng chất quý giá trong yến sào.

Sai lầm khi nghĩ ngâm yến sào càng lâu càng tốt

Người dùng cũng cần lưu ý rằng thời gian ngâm yến sào nên được kiểm soát khoảng 15 đến 20 phút. Ngâm quá lâu có thể dẫn đến mất protein quý giá trong tổ yến. Tuy nhiên, đối với những tổ yến có kích thước lớn, dày đặc như chân yến, bạn có thể điều chỉnh thời gian ngâm lâu hơn một chút để đảm bảo rằng chúng được thấm đều và tận hưởng tối đa các dưỡng chất.

Không nên ngâm yến sào quá lâu. Chỉ nên ngâm yến sào trong nước lạnh từ 15 - 20 phút

Sai lầm trong quá trình chưng yến

Nhiều người có thói quen chưng yến sào cùng với đường phèn và các thảo dược như hạt sen, táo đỏ, kỷ tử, gừng tươi,... để tăng tính bổ dưỡng và giảm vị tanh của yến. 

Tuy nhiên, không nên chưng yến sào chung với những nguyên liệu khác cùng lúc vì quá trình gia nhiệt kéo dài có thể làm mất đi các dưỡng chất có trong yến sào. Vì thế, tốt nhất mọi người nên chưng các nguyên liệu có độ cứng trước đến khi mềm rồi mới cho yến sào và đường phèn vào cuối cùng khoảng 5 phút sau đó tắt bếp. Việc này còn giúp đảm bảo mùi vị của yến sau khi chế biến được thơm ngon, mềm mại và tươi mới nhất.

Sai lầm trong việc bảo quản yến sào

Tùy vào từng loại yến mà cách sử dụng và bảo quản sẽ khác nhau. Đối với tổ yến khô, thời gian bảo quản có thể lên đến 2 - 3 năm trong điều kiện khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm và ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. 

Còn đối với yến sào tươi hay yến đã trải qua sơ chế, loại bỏ lông, mọi người chỉ có thể sử dụng chúng trong thời gian ngắn 1 tuần trong ngăn mát tủ lạnh và 1 tháng nếu cất trong ngăn đông. Nên nhớ khi bảo quản hãy cho yến sào vào túi zip hoặc hộp nhựa đậy kín nắp nhé!

Nên bảo quản yến sào ở nơi khô ráo, thoáng mát

Ngoài ra, đối với tổ yến đã chế biến, chưng cất thành món ăn, chúng ta có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên sử dụng sớm nhất có thể để tránh gây hại đến sức khỏe. Bởi sau khi chế biến, tổ yến rất dễ biến chất và hư hỏng. 

4. Có nên ăn yến sào mỗi ngày không?

Đây là câu hỏi được không ít người quan tâm, nhưng dù yến sào được xem là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, nhưng việc tiêu thụ nó quá thường xuyên không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt, đặc biệt đối với những người bệnh, người cao tuổi, trẻ em hoặc người có sức khỏe yếu. 

Việc tiêu thụ yến sào hay các sản phẩm có chứa yến sào quá mức có thể dẫn đến việc cơ thể không thể hấp thụ hết dưỡng chất, gây ra tình trạng thừa năng lượng, tăng cân, khó tiêu, đầy hơi và không thoải mái.

Yến sào Cần Giờ các loại chất lượng vượt trộ

Yến sào Cần Giờ các loại chất lượng vượt trội, giá tốt tại đây

Các chuyên gia khuyến nghị rằng liều lượng yến sào phù hợp nhất cho người lớn hoặc người bệnh là từ 2 - 3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 3g. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, lượng yến nên được điều chỉnh giảm đi để phù hợp với từng độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Qua bài viết trên, hy vọng mọi người đã hiểu rõ hơn ăn tổ yến có kiêng kỵ gì không và những sai lầm cần hạn chế khi sử dụng yến sào. Chúng tôi tin rằng thông tin này sẽ giúp mọi người áp dụng để sử dụng yến sào đúng cách, giúp giữ gìn tối đa các dưỡng chất trong sản phẩm. 

Nhân Sâm Thịnh Phát là địa chỉ phân phối chính hãng các sản phẩm yến sào chất lượng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín và chất lượng để mua tổ yến Khánh Hòa, yến sào Cần Giờ nguyên chất hay các sản phẩm yến chưng sẵn, hãy đến với Nhân Sâm Thịnh Phát để được tư vấn và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất qua hotline 0907799988 (điện thoại/ zalo).

Nguồn: Tổng hợp internet

Viết đánh giá

Đánh giá:

Tin liên quan